GIỚI THIỆU SÁCH NĂM 2022: GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI - TRẦN ĐĂNG KHOA (LỚP 6C)
GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI
Thơ của Trần Đăng Khoa.
(Ngọc): Kính thưa Ban giám khảo, quý thầy cô giáo và các bạn thân mến!
Em tên là Nguyễn Khánh Ngọc, sở thích của em là ……
(Dương): Em là : Hoàng Vũ Thùy Dương, sở thích ….
Chúng em đến từ chi đội 6C trường THCS Phú Cát.
(Ngọc): Đây là trường THCS Phú Cát, ngôi trường mà chúng em đang theo học. Trường học của chúng em nằm trên địa bàn thôn 4 xã Phú Cát huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội. Trường THCS Phú Cát là ngôi trường giàu truyền thống dạy học, trường đạt chuẩn cấp độ 2, một địa chỉ tin cậy về giáo dục của nhân dân các dân tộc xã Phú Cát. Ngoài các hoạt động dạy học, các hoạt động ngoại khóa, văn ghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Đặc biệt là phong trào đọc sách, giới thiệu sách, kể chuyện sách và làm theo sách thu hút được đông đảo học sinh tham gia.
(Dương): Hưởng ứng các hoạt động giới thiệu sách năm 2022, hôm nay chi đội lớp 6C xin được giới thiệu với bạn đọc cuốn sách “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” của nhà thơ Trần Đăng Khoa – người mà các nhà thơ thường gọi bằng cái tên trìu mến: Cậu bé Khoa – thần đồng thơ.
(Ngọc): Trần Đăng Khoa sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958 tại làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương. Nơi đây có con sông Kinh Thầy đã đi vào lịch sử cùng với chiến công của anh hùng Mạc Thị Bưởi, cũng ở nơi đây có "Góc sân và khoảng trời" bình yên đầy ắp những kỷ niệm với những con người giản dị, mộc mạc – đó là nguồn cảm hứng dạt dào để cậu bé Khoa làm lên những vần thơ tuyệt vời.
(Dương): Trần Đăng Khoa cho ra đời rất nhiều tập thơ có cả truyện ngắn, bình luận văn chương nữa ... nhưng, tập thơ gây ấn tượng nhất với người đọc trong cả nước và trên thế giới là tập thơ đầu tay của ông. Đó là tập thơ "Góc sân và khoảng trời" mà hôm nay chúng em trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
(Ngọc): Trên tay em là tập thơ “Góc sân và khoảng trời”. Tập thơ nhỏ xinh, khổ dày 19 cm rất phù hợp, tiện lợi với các em khi sử dụng. Tập thơ do nhà xuất bản văn học phát hành năm 2018. Bìa của tập thơ là hình ảnh mặt trời đỏ rực, là cánh cò bay lả, là cánh diều, là ngọc tre. Đây là hình ảnh làng quê quen thuộc Việt Nam. Có lẽ đây trong dáng chiều rực rỡ, cũng là:''Cánh cò chấp trắng qua sông Kinh Thầy".
(Dương): Hay:"Cánh cò trắng khiêng nắng qua sông"? Trong thơ Trần Đăng Khoa. Sau trang bìa: là hình ảnh cậu bé Khoa lúc tám tuổi, và cũng là tác giả của rất nhiều bài thơ. Bìa sau của tập thơ là hình ảnh nhà thơ Trần Đăng Khoa với thầy giáo cũ của mình trong một lần về thăm trường cũ. Tập thơ này gồm 159 bài thơ. Dày 171 trang, được chia làm bốn phần rõ ràng:
(Ngọc): +Phần 1: Lời tâm sự của tác giả.
+ Phần 2:Thơ khăn quàng đỏ.
+ Phần 3: Thơ viết khi học cấp III.
+Phần 4: Một số lời nhận xét,đánh giá về thơ của Khoa của một số nhà thơ, nhà văn trong và ngoài nước.
(Dương): Trong 159 bài thơ có rất nhiều bài thơ được tuyển chọn vào sách tiếng việt, sách tham khảo, sách giáo khoa ngữ văn THCS. Tập thơ này đã được tái bản lần thứ 27, có lẽ hiếm có tập thơ nào lại được tái bản với kỷ lục như vậy. Điều kỳ diệu là ở chỗ tập thơ được ra đời khi tác giả của nó chỉ là một cậu học trò nhỏ. Bài thơ đầu tiên “con bướm vàng” được Trần Đăng Khoa viết năm 1966 lúc ông mới có 8 tuổi.
(Ngọc): Ngay từ khi mới ra đời tập thơ đã gây tiếng vang lớn trong cả nước và trên thế giới. Sở dĩ nó có tiếng vang lớn như vậy: là do cách cảm nhận độc đáo, sự nhạy bén của một tâm hồn trẻ thơ dạt dào tình yêu của một cậu bé thần đồng này.
(Dương): Chùm thơ đầu tiên là tập thơ "Từ góc sân nhà em". Cái sân rất nhỏ, nhưng lại là thế giới đầu tiên của bé Khoa. Quanh sân những nhân vật rất thông thường đã đi vào trong thơ, đượm sắc thần tiên của hồn con trẻ,và đượm tình mến yêu của trái tim thơ ấu; Đây ngọn mồng tơi nhảy múa, xa hơn một chút. Đây "Muôn nghìn cây mía - múa gươm", xa hơn chút nữa.
(Ngọc): Đây mấy cây bưởi vạn đời, mà lần đầu tiên mới có những con mắt thấy ra là "Hàng bưởi đu đưa - Bế lũ con - Đầu tròn trọc lốc", Đúng thế thật! Xa hơn chút nữa, kia là "Bụi tre tần ngần - Gỡ tóc". Tại đây "Sấm ghé xuống sân - khanh khách - cười". Tại đây "Mưa chéo mặt sân - sủi bọt". Cũng góc sân này "Cóc nhảy chồm chồm", sau khi trời đã mưa xuống rồi. Sân này là sân khấu của Mưa, bài thơ này thuộc loại hay nhất của Trần Đăng Khoa, trong đó "Ông mặt trời mặc áo giáp đen - ra trận". Một hình tượng thật sáng tạo.
(Dương): Các bạn hãy lắng nghe cách cảm nhận của Trần Đăng Khoa về một buổi sáng mùa hè trước sân nhà em.
"Ông trời nổi lửa đằng đông.
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em sách điếu đi cày
Mẹ em tát nước nắng đầy trong khâu".
(Ngọc): Một buổi sáng mùa hè ở nông thôn trong mắt cậu bé Khoa thật là đẹp?
Hay một buổi trưa hè góc vườn nhà mình, một chú giun đất chết. Sự việc bình thường ấy cũng đi vào trong thơ một cách tự nhiên và hết sức sống động.
“ Bác giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới gốc cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến đưa ma
Kiến Kim đi trước Kiến già theo sau”.
(Dương): Hay một buổi chiều trước sông Kinh Thầy:
“Một bác chài lặng lẽ.
Buông câu trong dáng chiều.
Bỗng nhiên con cá nhỏ.
Nhảy lên thuyền như trêu”.
(Ngọc): Một trăm năm chín (159) bài thơ mỗi bài mỗi vẻ. Từng câu, từng dòng đều lôi cuốn người đọc. Vì vậy khi đọc “Góc sân và khoảng trời” các em sẽ như lạc vào thế giới thần tiên - Thế giới của một cậu bé nông thôn với biết bao điều kỳ diệu. Ở đó các em sẽ học được rất nhiều điều bổ ích về thiên nhiên, về đất nước, về con người. Đồng thời các em sẽ học được ở Khoa cách bộc lộ cảm xúc thông qua các hình thức diễn đạt, sự quan sát tinh tế, sự liên tưởng cách sử dụng từ ngữ, cách vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả và kể.
(Dương): Và đây nữa, các bạn hãy lắng nghe cảm nhận của Trần Đăng Khoa khi viết về một cơn mưa rào đầu mùa hạ.
Ông trời mặc áo giáp đen ra trận
Kiến hành quân đầy đường.
(Ngọc): Nét độc đáo làm lên vẻ đặc sắc trong thơ Trần Đăng Khoa, sự liên tưởng mới mẻ ngộ nghĩnh trẻ thơ, ở đây Trần Đăng Khoa đã kết hợp sử dụng từ ngữ, nghệ thuật nhân hoá hết sức tự nhiên. Thế giới thiên nhiên trở lên thật gần gũi với cuộc sống con người. Hầu hết các câu thơ chỉ tả thiên nhiên mãi đến cuối bài thơ mới hiện ra hình ảnh con người: “Bố em đi cày về/ đội sấm/ đội chớp/ đội cả trời mưa". Làm cho trận mưa rào đầu mùa hạ hiện lên vô cùng sống động và chân thực. Với cái nhìn cách cảm nhận của Trần Đăng Khoa thiên nhiên trở lên thật gần gũi thân thương với con người.
(Dương): Trong thơ Trần Đăng Khoa ta thấy có sự kế thừa nền văn hoá dân gian và sự sáng tạo độc đáo trong ca dao, hình ảnh con cò rất quen thuộc:
"Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa sổ bay ra cánh đồng".
(Ngọc): Trong một lần bà đến chơi nhà cơi trầu của mẹ đã hết, Trần Đăng Khoa ra vườn hái trầu. Không gọi trầu như cách bà và mẹ gọi mà lại gọi theo cách riêng của mình: Trò chuyện với trầu như với một người bạn đầy yêu thương dỗ dành:
"Đã ngủ rồi hả trầu?
Tao đã đi ngủ đâu,
Mà trầu mày đã ngủ..."
(Dương): Đọc thơ Trần Đăng Khoa chúng ta không chỉ đắm mình trong thế giới thiên nhiên kỳ diệu đẹp đẽ về làng quê Việt Nam. Mà ở đó còn thấy sống động cả một thời bom đạn. Nhưng:
"Ao trường vẫn nở hoa sen,
Bờ ao vẫn chú dế mèn vuốt dâu".
(Ngọc): Để viết được những bài thơ tuyệt diệu và độc đáo như vậy? Em tin là Trần Đăng Khoa không chỉ biết quan sát cảnh vật xung quanh một cách tinh tuý, có sự liên tưởng phong phú. Cách sử dụng từ ngữ tự nhiên điêu luyện mà còn phải có một trái tim tràn đầy tình yêu thương, dành cho thiên nhiên, dành cho quê hương, dành cho con người.
(Dương): Đọc sách và làm theo sách là công việc hằng ngày của mỗi con người. Chúng em tin là với sự nhạy cảm của tâm hồn tuổi thơ các bạn sẽ có những phát hiện mới mẻ khi đoc tập thơ này, và còn rất, rất nhiều bài thơ hay nữa. Nhưng thời gian và năng lực cảm thụ thơ có hạn, chúng em không có tham vọng avf cũng không thể giới thiệu hết những bài thơ hay, tứ thơ hồn nhiên của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa trong “Góc sân và khoảng trời” ở video này. Chúng em hy vọng sau buổi giới thiệu sách hôm nay, các bạn sẽ tìm đọc "Góc sân và khoảng trời" để khám phá và cảm nhận.
(Ngọc): Sách hiện có bày bán tại các nhà sách, thư viện trên toàn quốc. Quý bạn đọc có thể đến thư viện trường THCS Phú Cát để tìm đọc và cảm nhận được vẻ tuyệt vời của những bài thơ. Và các bạn hãy giới thiệu cho mọi người những ai chưa được đọc thơ Trần Đăng Khoa sẽ tìm đọc và hưởng thụ thơ của Trần Đăng Khoa.
(Dương): Cuối cùng chúng em xin kính chúc quý thầy cô giáo, các bạn học sinh lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc!
Link Video trên Fanpage THCS Phú Cát: https://www.facebook.com/101185372067494/videos/674578590330764